Nó khiến chúng mình không thoải mái chút nào đâu nhá!
Khoảng gần 1 tuần nay, không hiểu vì lí do gì mà bỗng nhiên phần móng ngón cái ở cả hai bên bàn chân của em dài rất nhanh và mọc đâm vào thịt. Tình trạng này khiến em đau đớn vô cùng vì đầu ngón chân bị sưng tấy kèm theo nhức nhối suốt ngày. Em đã cố cắt đi phần móng bị mọc quặp đó nhiều lần nhưng không được vì nó cắm khá sâu vào thịt. Từ trước đến nay em chưa bao giờ bị như vậy nên càng ngày em càng cảm thấy rất lo lắng. Mong bác sĩ giải đáp giúp liệu em có bị bệnh gì nghiêm trọng không và cách xử lý ra sao ạ? Em xin cảm ơn! Điều trị khá đơn giản vì chỉ cần tách khe móng cho ổ dịch viêm thoát ra, rửa sạch và giữ vệ sinh vùng ngón chân đó là sẽ khỏi.
2. Nếu thấy rìa móng chân quặp hẳn xuống dưới và đâm vào phần thịt thì đó là chứng móng chọc thịt (móng quặp).
Bình thường thì cạnh móng mọc thuôn ra hai bên và không gây nên bất kỳ nỗi khó chịu nào nhưng ở một số người thì lại có dấu hiệu bất thường. Đó là hai cạnh móng khi mọc ra cứ quặp vào phía bên trong móng rồi chọc vào phần thịt dưới nền móng làm cho móng bị cong vồng lên.
Ban đầu, móng có màu sắc bình thường nhưng sau một thời gian, móng trở nên xỉn màu, xám hoặc đen. Cạnh móng luôn bị kích thích nên người bệnh hay gãi, cạo vào làm xây xước. Qua các vết xây xước này, móng sẽ bị nhiễm trùng.
Nếu quá trình viêm kéo dài thì cạnh móng sẽ bị sùi lên tổ chức viêm màu đỏ tươi, có dịch hoặc mủ chảy ra khi ấn vào và móng luôn có mùi hôi rất khó chịu.
Phương pháp điều trị cơ bản là khi có nhiễm trùng thì bắt buộc phải sử dụng một đợt kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Cụ thể: ngâm bằng nước muối loãng ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút. Bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid hoạt phổ nhẹ phối hợp với kháng sinh như: fucicort, fobancort...
Nếu tổ chức viêm sùi nhiều thì phải lấy đi bằng tia laser CO2. Hoặc khi móng chọc vào sâu, gây đau và làm trở ngại sinh hoạt thường xuyên thì phải phẫu thuật lấy hết cả chân móng đi. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật thì vẫn có tỷ lệ móng chọc thịt tái phát ở 20-30% các trường hợp.
Vì vậy bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa để khám trực tiếp và nhận được chỉ định điều trị thích hợp cho mình.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!